CHẤT THẢI NGUY HẠI

CHẤT THẢI NGUY HẠI
Ngày đăng: 23/05/2024 10:07 PM

Chất thải nguy hại (CTNH) là gì?

Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Theo Điều 3 – Luật Bảo Vệ Môi Trường số 72/2020/QH14); phát sinh hầu hết trong hoạt động SX – KD – DV, một số CTNH điển hình như bóng đèn huỳnh quang, dầu nhớt thải, pin, ắc quy, giẻ lau dính,.. và các loại bao bì, thùng chứa dính dầu nhớt, hóa chất, sơn, mực,…Vì tính độc hại cao nên CTNH được quản lý theo quy định hết sức nghiêm ngặt từ phân loại, lưu chứa đến khâu vận chuyển – xử lý.

 

Cơ sở pháp luật về quản lý chất thải nguy hại:

 

Văn bản trên thay thế cho các văn bản đã hết hiệu lực sau:

 

Quy trình quản lý CTNH phát sinh tại doanh nghiệp:

quy trình quản lý chất thải nguy hại

1

1111

Khai báo, phân định, phân loại

2

1111

Lưu chứa, lưu giữ chất thải

3

1111

Tự xử lý hoặc ký hợp đồng chuyển giao CTNH

4

1111

Ký hợp đồng vận chuyển - xử lý

5

1111

Bàn giao chất thải nguy hại xử lý

6

1111

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm

7

1111

Lưu trữ chứng từ - hồ sơ

Một số chất thải nguy hại (CTNH) và chất thải công nghiệp phải kiểm soát (CTCN PKS) phổ biến

aaaa

  1. Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải (mã: 16 01 06)
  2. Pin, ắc quy thải (mã: 16 01 12)
  3. Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải (mã: 17 02 03)
  4. Bao bì mềm, kim loại, nhựa cứng, …(đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải (mã: 18 01 01, 18 01 02, 18 01 03)
  5. Mực in, Hộp chứa mực in (mã: 08 02 01, 08 02 04)
  6. Các thiết bị, linh kiện điện tử thải … (mã: 16 01 13)
  7. Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các TPNH (mã: 18 02 01)
  8. Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn) từ quá trình khám bệnh, điều trị và phòng ngừa bệnh ở người (mã: 13 01 01)
  9. ....

Phân định, phân loại và dán nhãn chất thải

Xác định danh mục chất thải

Danh mục CTNH và mã của từng CTNH quy định tại Phụ lục đính kèm - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. CTNH phải được phân loại bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc chuyển đi xử lý.

aaa

Dán nhãn

Trên thiết bị lưu chứa, bao gồm các thông tin:

Tên và mã CTNH, tên và địa chỉ nơi phát sinh CTNH, ngày bắt đầu được đóng gói; dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 05 (năm) cm mỗi chiều.

Trong khu vực lưu giữ CTNH chung:

Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 30cm mỗi chiều

aaa

Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH

CTNH được phân loại, đóng gói trong bao bì, dán nhãn, sẽ được lưu chứa trong thiết bị riêng biệt, có khu vực lưu giữ đúng quy định.

aaaa

Bao bì lưu chứa CTNH:

Bao bì CTNH (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) bảo đảm lưu giữ an toàn CTNH, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ;

Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi;

Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các TPNH dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của bao bì là 10 cm.

 

Thiết bị lưu chứa CTNH:

Bảo đảm lưu chứa an toàn CTNH, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ;

Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng;

Thiết bị lưu chứa CTNH ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín, bảo đảm mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của thiết bị lưu chứa 10cm.

Có biển dấu hiệu cảnh báo theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 30cm mỗi chiều.

aaaa

Khu vực lưu giữ CTNH phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào;

Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH;

Có biện pháp cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hoá học với nhau;

Bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn;

Khu vực lưu giữ CTNH dễ cháy, nổ bảo đảm khoảng cách không dưới 10m với lò hơi và các thiết bị đốt khác.

 

Khu vực lưu giữ CTNH phải được trang bị như sau:

Thiết bị phòng cháy chữa cháy;

Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn Chất thải nguy hại ở thể lỏng;

Đối với chất thải y tế: thì khu vực lưu chứa phải đáp ứng các quy định về quản lý chất thải y tế: Thông tư số 20/2021/TT-BYT - Quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

Trách nhiệm của chủ nguồn thải

Trách nhiệm chung:

Khai báo khối lượng, loại CTNH trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường; Trường hợp thay đổi khối lượng, loại CTNH phát sinh, chủ dự án, cơ sở có trách nhiệm báo cáo việc thay đổi trong báo cáo CTBVMT định kỳ của dự án, cơ sở;

Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;

Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao CTNH cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.

Việc lưu giữ CTNH phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại;

Không để lẫn CTNH với chất thải thông thường;

Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường;

Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo QĐPL

Chủ nguồn thải phải có khu vực lưu giữ tạm thời CTNH; lưu giữ CTNH trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về BVMT theo quy định của Bộ TN&MT.

Về mã chất thải:

*Mã chất thải là cột thể hiện mã số của từng loại chất thải bao gồm CTNH, CTCNPKS và CTRCNTT, cụ thể tại Phụ lục III – đính kèm Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT

Ký hợp đồng vận chuyển – xử lý

ky_hop_dong

Chủ nguồn thải chỉ ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH phù hợp;

thu_gom_CTNH

Chuyển giao

CNT có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc chuyển giao xử lý CTNH, thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao CTNH theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

CHỨNG TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI:

Chủ nguồn thải tiến hành chuyển giao và phối hợp với chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH hoặc đơn vị thực hiện việc vận chuyển CTNH để lập chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao. Một bộ Chứng từ CTNH gồm các liên như sau:

 

Biểu mẫu: Mẫu số 04. Chứng từ CTNH – đính kèm tại Phụ lục III – Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT

Sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chuyển giao CTNH, nếu không nhận được hai liên cuối cùng của chứng từ CTNH mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH thì chủ nguồn thải CTNH phải báo cáo cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh hoặc Bộ TN&MT để kiểm tra, xử lý theo QĐPL.

*Chứng từ CTNH là giấy tờ thể hiện thông tin CTNH đã được thu gom, xử lý.

bao-cao-moi-truong

Báo cáo định kỳ

Tích hợp chung trong Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ (kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 và báo cáo được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 05/01 của năm tiếp theo).

luu-tru-ho-so

Lưu trữ hồ sơ

Chủ nguồn thải lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên chứng từ CTNH đã sử dụng, báo cáo quản lý CTNH và các hồ sơ, tài liệu liên quan để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.

Quy trình cung cấp dịch vụ

Vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline